Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2024

Xuân nơi cửa Thiền

Xuân nơi cửa Thiền Đông đã qua, tàn cơn lạnh Xuân về trong cánh gió đồi hanh Đường trần lặng lẽ bờ lau trúc Thương giọt mù sương lạc trên cành   Người đi viễn mộng, đời hun hút Phai dấu thời gian, xa bến xưa Tự hỏi khi nào dừng chân lại Bỏ những phù hoa, bỏ dối lừa…   Qua những trầm luân, đời mỏi mệt Chùn chân, phiền não tựa sông sâu Nhìn nơi xa thẳm lòng nguyện ước Nương chốn hương trầm xa bể dâu!   Trời Xuân trong trẻo, vầng mây ấm Sân vắng Chùa yên, gieo tiếng Kinh Rót tận lòng ai lời trầm mặc Chứa những tình thương, những yên bình!   *** Độc ẩm   Lạc lõng, ly hương đời vần vũ Tay nắm ái tình, tay đắm tham Mấy bận neo lòng rời bến đậu Nặng gánh trần gian lẫn mộng phàm   Một nửa đời buông lung ảo tưởng Đắm chìm trong biển sắc danh kia Nào hay lơ lửng dòng nghiệp chướng Xô đẩy phiền lo cảnh chia lìa   Thương thay mấy nẻo đường lầm lạc Miên viễn trầm lao, bao bất tri Người mang cảnh khổ đời sống thác Lặn ngụp buồn vui hóa nặng trì   Đến một chiều ...

Thiêng liêng ngày Thái tử thành Đạo

Trong đạo Phật theo truyền thống Bắc tông, hằng năm có những ngày lễ lớn như ngày Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan, Vía Phật A Di Đà, Xuân Di Lặc, ngày vía Phật Quán Thế Âm Bồ Tát…Trong đó, một ngày lễ vô cùng quan trọng mà mỗi Phật tử chúng ta không thể quên, đó là ngày mừng Thái tử thành Đạo. Theo quan niệm của Phật giáo Bắc truyền, ngày Thái tử thành Đạo diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 12 Âm lịch hằng năm. Theo Phật giáo Nam truyền, ngày này là ngày trăng tròn tháng Vesak. Tuy nhiên hiện nay, thời gian diễn ra sự kiện quan trọng này đã được chọn là ngày 08 tháng 12 Âm lịch và là ngày mang tính phổ biến trong hai truyền thống Phật giáo Nam Tông, Bắc Tông. Ngày Thái tử thành Đạo như một thiên di lịch sử đầy miên mật, vĩ đại và ngập tràn ý nghĩa diệu kỳ trên con đường tìm đến với sự giải thoát, giác ngộ, đưa con người vượt qua những thống khổ, tìm đến niết bàn và không còn sợ hãi trong biển bờ sinh tử. Hôm nay, nhân kỷ niệm mừng ngày Thái tử thành Phật trọn Đạo (ngày 08 tháng 12 Âm lịch) chúng...

Góc nhìn mạng xã hội về câu chuyện “Phật tái thế”

Mạng xã hội thường dễ đánh lừa người đọc, người xem bằng nhiều hình thức, bằng những thông tin chớp nhoáng, ào ạt như một kiểu trào lưu khiến cho nhiều người dễ bị trôi theo, khó lòng phân biệt. Từ câu chuyện trên mạng xã hội Vừa qua, trên  mạng xã hội  có lan truyền một số video clip về  câu chuyện bé Tường Lam  4 tuổi có khả năng đọc các bài Chú thuộc làu, đọc bài khấn thành thục và có những lời khuyên mang tinh thần phật pháp đến cho nhiều người vẫn đang thu hút số lượng lớn người theo dõi từ cộng đồng mạng với nhiều luồng ý kiến, và câu chuyện sẽ thật sự tốt nếu chúng ta xem đây là một cô bé có thiện căn phật pháp, có tinh thần từ bi, hoặc thậm chí là có sự luân hồi từ kiếp trước của người tu tập? Thế nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó mà ngày càng được khai thác ở góc độ xa hơn, đẩy cô bé trở thành hiện tượng “siêu việt, siêu nhiên” với những từ ngữ mang tính phóng đại và thần thánh hoá như “đấng cứu thế, người được ơn trên sai xuống để giải cứu nhân gian,...

Ý nghĩa Lễ Vía Đức Phật A Di Đà

Phật A Di Đà nguyên ngữ là Amitabha Buddha, với lòng thành tâm kính Lễ của quý Phật tử, là những người con Phật thì chúng ta không thể quên ngày Vía Phật A Di Đà, ngày vía Phật cũng được xem là ngày Phật Đản sinh hay Phật thành đạo . T heo kinh Đại A Di Đà, thời Đức Phật Tự Tại Vương có vị quốc vương tên Kiều Thi Ca (Dharmakara, dịch ra mang ý nghĩa “Kho Chứa Pháp”). Vua nghe Phật thuyết pháp liền bỏ vương quốc để xuất gia với hiệu Pháp Tạng. Ngài lễ Phật và quỳ cầu Phật chứng minh cùng 48 lời nguyện. Nguyện lực này về sau trở thành Phật hiệu A Di Đà. Ngày vía Phật A Di Đà diễn ra vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm vì được tương truyền rằng đó là ngày sinh của Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ, T ổ sư đời thứ sáu của 13 vị Tổ tông Tịnh Độ Phật giáo Trung Quốc. Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ (904 – 975) tự Xung Huyền, họ Vương - người sống từ đời Tống – Trung Hoa. Là người có công cứu rỗi nhiều sinh mệnh chúng sinh . Vào năm Kiến Long thứ hai, Ngài làm Trụ trì chùa Vĩnh Minh,...