Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2024

Từ bi – Ngọn nguồn bình an và hạnh phúc!

Từ bi như một ngọn lửa, không bùng cháy ào ạt nhưng ấm áp và bền bỉ. L òng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương. Ngày nay chúng ta thường nói về lòng từ bi nhưng lòng từ bi đa số lại dành cho người với người mà chúng ta lại ít nghĩ đến lòng từ bi dành cho loài khác hoặc lòng từ bi được nuôi dưỡng, thực hành trong suy nghĩ và những hành động nhỏ hằng ngày, lòng từ bi qua góc nhìn mỗi người dường như cũng không giống như nhau. Có nhiều người cho rằng, lòng từ bi là gói gọn trong việc ban phát vật phẩm cho người nghèo, là xây dựng đường sá, đền chùa, là tài trợ tiền bạc cho những tổ chức từ thiện nào đó, thế nhưng không ít lần chúng ta đã từng nghe những người phạm tội trước tòa lại là những người có nhiều đóng góp tiền của để làm từ thiện nhưng rồi tại sao họ lại rơi vào tù tội? Vậy thì đồng tiền đó có trong sạch hay không? Cách họ nghĩ về lòng từ bi đơn giản chỉ bằng tiền thì có đúng hay không? Chúng ta ban phát vật phẩ...

Lời Kinh từ những buồng biệt giam.

Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang phải đếm ngược cái chết đến từng ngày, từng giờ khi thân thể vẫn còn đang khỏe mạnh, đó chính là nỗi ám ảnh, sợ hãi khiến tinh thần con người có thể trở nên bấn loạn, mất lý trí và họ trở thành người tâm thần , rồ dại có thể dẫn đến những việc làm tiêu cực, chẳng hạn như nguyền rủa người xung quanh, la hét, thậm chí tự vẫn trước ngày thi hành án. Trong những thời khắc sống chỉ để chờ đợi tiếng gọi tử thần trong đêm, là nghe tiếng chân đi, tiếng mở khóa buồng giam trong thân thể lạnh toát để trả án bằng quy luật nhân quả “giết người thì đền mạng”, khi đó người phạm tội mới nhận ra mỗi giây phút được sống với họ là niềm hạnh phúc, một luồng ánh sáng trong trẻo bên ngoài khung cửa phòng biệt giam, nơi cách biệt giữa tự do v...

Tưởng niệm ngày Phật Thích Ca nhập Niết bàn.

Hằng năm, đến ngày Rằm tháng Hai âm lịch (ngày 15/02), người phật tử và người mộ đạo khắp nơi trên thế giới lại cùng nhau hướng về Đức Thế Tôn bằng sự tôn kính và xúc động, bởi đó là ngày Người thoát khỏi tục trần để về cõi Niết bàn. Từ khi thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề cho đến ngày nhập diệt, trải qua một thời gian 49 năm, đức Phật đã đi khắp xứ Ấn Độ rộng lớn bao la, đến nhiều quốc gia trên thế giới. Bất cứ nơi nào có chân Ngài đặt đến là ánh Đạo vàng bừng tỏa huy hoàng. Nhân tưởng nhớ ngày Phật nhập Niết bàn, Người đã có công khởi sinh một nền tảng tư tưởng Phật giáo thâm diệu cho nhân loại, chúng ta hãy cùng thành kính tìm hiểu giai đoạn và ý nghĩa của ngày Lễ kỷ niệm này. 1. Trước khi nhập Niết bàn 1.1. Phật báo tin sắp nhập N iết bàn.  Khi giác hạnh của Ngài đã viên mãn thì Phật đã 80 tuổi. Đến đ...

Hãy là những người tu tập chân chính

Trong thời gian qua, mà đỉnh điểm là trong những ngày gần đây, mạng xã hội đã lan truyền nhiều đoạn thuyết giảng của TT.TCQ, trụ trì chùa TTPQ, những nội dung mà cộng đồng mạng lên tiếng xuất phát từ những bài thuyết giảng của TT.TCQ mà theo như dư luận cho rằng không phù hợp, vô lý và không căn cứ. Bên cạnh đó, tín đồ Tự viện này cũng đã có nhiều bài phản ánh, bình luận là do cộng đồng mạng “cắt ghép, sai lệch ý nghĩa” và làn sóng tranh luận giữa hai phía vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trước câu chuyện này, chúng ta cần nhận thấy những vấn đề sau đây: 1. Bài giảng của TT. TCQ đưa ra mục đích là muốn giáo huấn cho phật tử trở thành người hoàn thiện tuy nhiên những quan điểm nhân quả của TT.TCQ là dựa trên suy nghĩ, suy diễn mang tính chủ quan cá nhân và ấn định những kết quả chưa được kiểm chứng bởi trong triết học Phật giáo, nhân quả của đạo Phật là sự tạo tác của con người, là quá trình luân chuyển không ngừng nghỉ, trong quá trình đó, co...